Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp với nhiều ca F0 trong cộng đồng, tại các đơn vị trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội và đặc biệt tại Trung tâm xuất hiện nhiều ca F0 và diện F1 trong cán bộ và người nhà cán bộ. Nhằm tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch đảm bảo an toàn cho cán bộ, bệnh nhân Trung tâm Chăm sóc và Nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội tăng cường thực hiện các giải pháp cụ thể để nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19:
– Nghiêm túc phổ biến, quán triệt đến toàn bộ viên chức, người lao động nội dung văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của các cấp Đảng, chính quyền. Thực hiện triển khai các phương án phòng, chống dịch theo Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Trung tâm. Sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất xảy ra khi Trung tâm trở thành ổ dịch Covid-19 để có phương án phòng, chống tốt nhất.
– Tăng cường hoạt động kiểm tra, đôn đốc và chủ động phát hiện, đề xuất xử lý nghiêm đối với các trường hợp cán bộ không chấp hành quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
– Chỉ đạo cán bộ thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch; không tham gia vào các hoạt động tập trung đông người. Khai báo y tế đầy đủ, báo cáo kịp thời quá trình di chuyển của bản thân. Các trường hợp cán bộ ra ngoại tỉnh hoặc thuộc diện F1 không bố trí vào trực ngay mà bố trí làm việc ở nhà, tự theo dõi sức khỏe sau 01 tuần mới bố trí vào trực.
– Chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ người ra vào đơn vị. Xét nghiệm toàn bộ cán bộ vào làm nhiệm vụ đột xuất, khách đến làm việc với đơn vị. Các trường hợp không có việc cần thiết không giải quyết vào đơn vị. Khi vào đơn vị phải chấp hành và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch. Trường hợp không chấp hành phải được xử lý nghiêm túc. Trong trường hợp xét nghiệm phát hiện dương tính phải báo cáo lãnh đạo trực.
– Duy trì các ca trực 7 ngày. Chấp hành xét nghiệm 02 lần (lần 1 khi vào trực, lần 2 sau 03 ngày trực) trong quá trình trực tuyệt đối không đến các vị trí khác khi không có nhiệm vụ cần thiết; không tập trung đông người, đảm bảo khoảng cách khi tiếp xúc với cán bộ, bệnh nhân ở các vị trí khác. Trường hợp đến các vị trí khác trong ca trực không có lý do chính đáng hoặc kiểm tra trong ca trực không có mặt tại vị trí làm việc được coi là hành vi bỏ trực để xem xét đánh giá thi đua.
– Các trường hợp F0 điều trị có kết quả âm tính sau 01 tuần mới bố trí vào trực đồng thời phải tiếp tục theo dõi, hạn chế tiếp xúc trong quá trình trực tại đơn vị. Các trường hợp F1 đang có mặt tại ca trực không được đi lại tự do, không tiếp xúc trực tiếp với cán bộ, bệnh nhân, phải thực hiện bố trí ăn uống, sinh hoạt và theo dõi sức khỏe riêng, xét nghiệm liên tục 05 lần/ca trực.
– Các trường hợp cán bộ có biểu hiện ho, sốt, khó thở, mất vị giác, cơ thể đau mỏi phải báo cáo Lãnh đạo trực và liên hệ với phòng Y tế để thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên Covid-19.
– Chỉ đạo phòng Y tế đề xuất các điều kiện về cơ sở vật chất, vật tư, thiết bị y tế đảm bảo sẵn sàng cho tình huống đơn vị có các ca nhiễm Covid-19. Đề xuất mua dự phòng cơ số thuốc đảm bảo đủ điều trị các trường hợp F0 theo mô hình 3 túi thuốc. Thực hiện xét nghiệm cho các trường hợp cán bộ vào làm việc, khách đến đơn vị liên hệ công tác và các trường hợp vào đơn vị làm công việc thuê khoán… Xét nghiệm điểm cho bệnh nhân tại các tổ 01 lần/tuần. Kiểm tra, đề xuất xử lý nghiêm đối với các tập thể, cá nhân không chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra đôn đốc vệ sinh môi trường, đặc biệt là nơi ở của bệnh nhân, nơi làm việc của cán bộ.
– Tổ chức phun thuốc khử khuẩn các vị trí 02 lần/ tuần. Chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống dịch cho bệnh nhân đang quản lý, tổ chức cho bệnh nhân thường xuyên xúc miệng nước muối được pha theo tỷ lệ quy định 03 lần/ngày, nhỏ dung dịch tỏi cho bệnh nhân 01 lần/ngày. Theo dõi thường xuyên sức khỏe bệnh nhân, tham mưu các giải pháp nâng cao thể trạng, sức đề kháng cho bệnh nhân các vị trí, hạn chế tối đa việc chuyển bệnh nhân đi viện.
– Thực hiện nghiêm quy trình cách ly đối với các trường hợp bệnh nhân đi viện về, bệnh nhân mới tiếp nhận sau 14 ngày theo dõi sức khỏe và xét nghiệm nhanh sau đó mới bàn giao về các phòng chăm sóc. Quản lý chặt chẽ không để bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với cán bộ và bệnh nhân đang quản lý tại Trung tâm.
Đặc biệt xây dựng và ban hành Kịch bản ứng phó với ca F0 tại Trung tâm. Lấy Tổ điều trị B5 làm khu cách ly và chữa bệnh cho bệnh nhân và cán bộ, công suất điều trị 50 ca. Những trường hợp F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ điều trị tại B5. Đối với F0 nặng và có bệnh lý nền thì phương án sẽ chăm sóc và điều trị tại bệnh viện Sơn Tây. Trong đợt này Phòng Y tế làm thí điểm 100 túi thuốc theo thứ tự ABC (tương đương với tình trạng bệnh) để tại phòng nếu có bệnh nhân F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ sẽ được phân phát về tổ điều trị B5 phòng chăm sóc bệnh nhân Thuyên giảm.
Với những giải pháp chặt chẽ trong công tác phòng chống dịch cùng với tăng cường siết chặt kỉ luật kỉ cương nâng cao ý thức cán bộ trong việc chấp hành công tác phòng dịch góp phẩn đẩy lùi dịch bệnh tại Trung tâm, bảo vệ sức khỏe cán bộ và bệnh nhân, chung tay đóng góp vào công cuộc đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 của Sở lao động, Thành phố Hà Nội và cả nước.
Đỗ Thị Oanh